Đăng ngày: 08/12/2021 - 14:00Sửa đổi ngày: 08/12/2021 - 14:02Những đường đua trượt tuyết đang biến thành một mặt trận cạnh tranh mới giữa Mỹ và Trung Quốc. Ngày 06/12/2021, chính quyền Biden đã quyết định « tẩy chay ngoại giao » Thế Vận Hội Mùa Đông lần thứ 24 diễn ra ở Bắc Kinh vào tháng 02/2022.
Hoa Kỳ sẽ không cử một đại diện ngoại giao nào đến tham dự sự kiện. Nhà Trắng giải thích vì các lý do vi phạm nhân quyền, hành động diệt chủng nhắm vào sắc tộc thiểu số người Duy Ngô Nhĩ theo đạo Hồi ở Tân Cương. Theo giới quan sát, với quyết định này, Hoa Kỳ tìm cách cản trở Trung Quốc « phô trương sức mạnh ».
Quyết định tẩy chay của Mỹ, ngay lập tức đã bị Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ. Bắc Kinh cáo buộc Washington vi phạm điều khoản 50 của Ủy ban Olympic Quốc tế liên quan đến tính trung lập về chính trị của Thế Vận Hội, đồng thời cho rằng những cáo buộc của Hoa Kỳ là những lời « dối trá thế kỷ ». Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên không ngần ngại dọa rằng « Hoa Kỳ sẽ trả giá cho những hành vi sai lầm ».
Nhà nghiên cứu địa chính trị Jean-Baptiste Guégan, trên đài Franceinfo nhận định, quyết định tẩy chay Thế Vận Hội Bắc Kinh của Mỹ là để ngăn cản một tham vọng lớn của Trung Quốc : Đó là, nếu năm 2008 đánh dấu sự trở lại của Trung Quốc, thì năm 2022 sắp tới phải trao cho Trung Quốc vị trí hàng đầu, trên cả nước Mỹ.
« Thế Vận Hội Mùa Đông, trong sự tiếp nối với Thế Vận Hội Mùa Hè Bắc Kinh 2008, được dùng để chứng tỏ vị trí của Trung Quốc trên trường quốc tế. Bắc Kinh sử dụng những kỳ đại hội thể thao này nhằm chứng tỏ sức mạnh, rằng Trung Quốc có khả năng tiếp đón những sự kiện lớn, đồng thời có khả năng cho thấy nước này thống trị về mặt thể thao. Hoa Kỳ chỉ muốn cản trở điều đó, khi biến vấn đề nhân quyền và Tân Cương thành ưu tiên trong lịch trình truyền thông ».
Giới chuyên gia lưu ý, nếu như quyết định tẩy chay ngoại giao được cho là « một tín hiệu mạnh mẽ » thì « biện pháp này vẫn chỉ mang tính biểu tượng ». Đây là một phiên bản nhẹ, một giải pháp thay thế cho sự « tẩy chay toàn diện » như những gì tổng thống Jimmy Carter từng làm hồi năm 1980 đối với Thế Vận Hội Matxcơva, để rồi bốn năm sau bị Liên Xô đáp trả không cử đại diện và phái đoàn thể thao đến dự Olympic Los Angeles năm 1984.
Nhưng chuyên gia về chính trị thể thao người Đức Jürgen Mittag, trả lời kênh truyền hình quốc tế Đức DW cho rằng dù mang tính biểu tượng, biện pháp này cũng có thể có hiệu quả hơn nếu như nhiều chính phủ cùng tham gia, đặc biệt trong trường hợp nước bị nhắm đến là Nga và Trung Quốc. Tuy nhiên ông cũng cảnh báo, « Trung Quốc có một tầm quan trọng chính trị thế giới, là một cường quốc thế giới. »
Bởi vì, hành động này cũng thể dẫn đến việc hứng lấy những đòn trả đũa nghiêm khắc từ Bắc Kinh, theo như nhận định của ông Tanguy Struye, giáo sư ngành Quan Hệ Quốc tế, trường đại học Công Giáo Louvain, Bỉ với tờ l’Echo. « Những biện pháp đối với Trung Quốc cho đến giờ vẫn chỉ mang nhiều tính tượng trưng bởi vì phương Tây đã bị trói chặt vào nền kinh tế Trung Quốc, do đã không có được những quyết định cần thiết đúng lúc để giải phóng khỏi sự lệ thuộc đó, như lẽ ra họ có thể làm được trong kỳ đại dịch ».
Câu hỏi đặt ra tiếp theo là liệu Liên Hiệp Châu Âu có nên theo Mỹ hay không ? Nếu như cuộc khủng hoảng lần này là một chương mới trong cuộc đọ sức giữa hai siêu cường thế giới để áp đặt mô hình quản trị của mình, giữa một bên là Dân Chủ và bên kia là Chuyên Chế, thì Liên Hiệp Châu Âu một lần nữa lại bị Mỹ đưa vào thế khó xử, phải chọn phe. Nếu đi theo dưới trướng của Mỹ, phạm vi hành động của Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị thu hẹp trong việc bảo vệ các lợi ích của mình, đồng thời có nhiều nguy cơ hứng lấy những đòn trả đũa từ Trung Quốc.
Trong kịch bản Liên Hiệp Châu Âu từ chối tẩy chay, hệ quả chính trị cho khối không phải là nhỏ như cảnh báo của nhà địa chính trị học Cyrille Bret trên trang mạng Les Echos. Nhiều rủi ro cho thấy khối này bị chia rẽ do việc có sự cạnh tranh giữa các nước thành viên trong thể thao cũng như thương mại, kể cả mức độ đi theo Hoa Kỳ. « Đồng minh không chung thủy, hoài nghi hay chia rẽ, danh tiếng của Liên Hiệp một lần nữa bị thách thức trong một quyết định mà không do chính họ đưa ra ».
Nhà địa chính trị người Pháp này kết luận, trong mọi trường hợp, Liên Hiệp Châu Âu đều bị đóng vai « phản diện ». Thiếu tự chủ về chính sách đối ngoại, Liên Hiệp Châu Âu đành phải học cách « trượt tuyết ngoài đường đua » trong cuộc cạnh tranh « quyền lực mềm » thể thao này !
Đăng ngày: 07/12/2021
Hôm nay 07/12/2021, Trung Quốc đe dọa Mỹ « sẽ phải trả giá » cho quyết định tẩy chay Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh được tổ chức vào tháng Hai 2022. Tại một cuộc họp báo, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) tố cáo Washington đã vi phạm nguyên tắc trung lập chính trị trong thể thao.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh « việc Hoa Kỳ tìm cách phá rối Thế Vận Hội mùa đông Bắc Kinh, dựa trên những định kiến về ý thức hệ, sự dối trá và các tin đồn » sẽ chỉ « phơi bày những mưu đồ xấu xa » của Washington.
Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng đáp trả của Bắc Kinh, ông Triệu Lập Kiên không cho biết chi tiết. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde gửi về bài tường trình :
« Liệu Trung Quốc có tẩy chay Thế Vận Hội Los Angeles 2028 hay không ? Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc tạm thời chưa cho biết chi tiết về các « biện pháp đáp trả kiên quyết » mà ông thông báo. Tuy nhiên, các nhà tổ chức những sự kiện thể thao trong tương lai sẽ phải chú ý tới lời đe dọa này.
Đương nhiên là chúng ta nghĩ đến Thế Vận Hội Paris 2024. Pháp đã cử bộ trưởng Thể Thao đến Bắc Kinh, cho dù hiện giờ Paris vẫn chưa quyết định liệu quan chức này có mặt tại khán đài dự khai mạc Thế Vận Hội Bắc Kinh vào ngày 04/02/2022 hay không. Đa phần các nước châu Âu đều có chung thái độ thận trọng, do dự và kín đáo như vậy. Cho đến nay, mới chỉ có tổng thống Nga Vladimir Putin và hoàng tử Albert của Mocaco dường như đã đặt vé bay sang Bắc Kinh.
Vụ tẩy chay ngoại giao này không liên quan đến các vận động viên, và từ vài tuần nay bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc đã chuẩn bị câu trả lời. Do việc mời các quan chức nước ngoài được thực hiện thông qua Ủy ban Olympic của các nước, Bắc Kinh đã cho các nước thấy rằng dù gì đi chăng nữa thì những quốc gia tẩy chay Thế Vận Hội đều không được mời. Một điều hài hước khác là một số cây bút có tư tưởng dân tộc cũng cố tìm cách xóa đòn đau mới nhắm vào « quyền lực mềm » của Trung Quốc. Hoàn Cầu Thời Báo, một ấn bản của Nhân Dân Nhật Báo, viết trên mạng xã hội Twitter : « Thành thật mà nói, Trung Quốc cảm thấy nhẹ nhõm, an tâm khi biết tin (về vụ tẩy chay này), bởi càng ít quan chức Mỹ đến thì càng ít virus ».
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tuy Ho??, ????m 21 th??ng 1 n??m 2012 Th??n m???n g???i: Nh?? th?? ????? Ho??ng H??n m???t n??m tr?????c t??i c?? ?????c b??i d???ch th?? Vi???t ra th?? Vi???t c???a anh ????ng tr??n T???p ch?? Nh?? v??n, th???i anh Nguy???n Tr??c l??m t???ng bi??n t???p. T??i r???t t??m ?????c v???i vi???c...