Cám ơn những anh hùng chống Covid-19

Thứ năm - 16/04/2020 09:55
Cám ơn những anh hùng chống Covid-19

(Thethaovanhoa.vn) - Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19 là thông điệp Google đang đặt trên giao diện Doodle, như một lời tri ân, cảm ơn sự hy sinh và nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ và các nhân viên y tế đang ngày đêm chiến đấu với đại dịch Covid-19.
12 tỉnh thành nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội
12 tỉnh thành nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội...
a dichjvid `9
a dichjvid `9

Cám ơn những anh hùng chống Covid-19

(Thethaovanhoa.vn) - Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19 là thông điệp Google đang đặt trên giao diện Doodle, như một lời tri ân, cảm ơn sự hy sinh và nỗ lực không ngừng nghỉ của các y bác sĩ và các nhân viên y tế đang ngày đêm chiến đấu với đại dịch Covid-19.
12 tỉnh thành nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội
12 tỉnh thành nguy cơ cao sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội
Chiều 15/4, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành, địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 16 và thảo luận các biện pháp thực hiện cách ly xã hội trong giai đoạn tiếp theo.


Tiếp tục cập nhật
Google chia sẻ: "Trong bối cảnh cả thế giới đối chọi với trận chiến COVID-19 ác liệt, chúng tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những y bác sĩ, điều dưỡng viên và các nhân viên phục vụ tại các cơ sở y tế khắp mọi miền. Cảm ơn vì những hi sinh thầm lặng của các anh chị em, bạn bè và cô bác để bảo vệ cộng đồng ngay từ tuyến đầu của cuộc chiến".
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Bác sĩ Nguyễn Thị Ánh Dương, Khoa Điều trị hóa chất, Viện Huyết học Truyền máu Trung ương trong khu cách ly. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Những hi sinh của các bác sĩ trong trận chiến chống đại dịch chết người COVID-19 là vô cùng to lớn.
Chính phủ sẽ xem xét toàn diện để quyết định có giãn cách xã hội tiếp từ ngày 15/4Tình hình dịch bệnh tại Việt Nam và số ca nhiễm corona tại Việt Nam và thế giới cập nhật


Tại Italy 100 bác sĩ thiệt mạng vì COVID-19. Liên đoàn bác sĩ quốc gia (FNOMCeO) của Italy cho biết, chỉ tính tới 9/4 đã có 100 bác sĩ tử vong do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này hồi tháng 2.
Người phát ngôn FNOMCeO cho hay: "Thật không may, đã có 100 bác sĩ thiệt mạng vì COVID-19, thậm chí là 101 tính tới thời điểm này".
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Nhân viên y tế Italy điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ASST Papa Giovanni XXIII ở Bergamo, ngày 3/4/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại Trung Quốc, nơi khởi phát loại virus chết người này, chỉ tính tới đầu tháng 4/2020, 14 người ở tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, bao gồm cả bác sĩ Lý Văn Lượng, được công nhận là liệt sĩ hôm 2/4 vì đã hy sinh mạng sống của họ trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Trong số những liệt sĩ này có 12 y bác sĩ, một sĩ quan cảnh sát và một nhân viên cộng đồng.
Bác sĩ Lý Văn Lượng là một trong những người đầu tiên cảnh báo về sự nguy hiểm chết người của loại virus xuất hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, nhưng đã bị 1 số người có trách nhiệm thuộc giới chức phớt lờ. Thậm chí anh đã bị xử lý vì "phát tán thông tin sai lệch". Và bác sĩ đã chết cũng chính bởi loại virus này, cùng với hàng trăm ngàn người khác thế giới.
Truyền thông Trung Quốc cho biết bác sĩ Lý Văn Lượng qua đời lúc 21h30 ngày 6/2/2020 do virus corona khi mới 34 tuổi. Bác sĩ Lý để lại người vợ đang mang thai cũng bị nhiễm COVID-19.
Tại Indonesia, ngày 5/4, Hiệp hội Bác sĩ Indonesia (IDI) cho biết, có ít nhất 18 bác sĩ ở quốc gia Đông Nam Á này đã thiệt mạng do nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp COVID-19.
Theo người phát ngôn IDI, ông Halik Malik, chỉ tính riêng trong 2 ngày 4 và 5/4, đã có tới 5 bác sĩ tử vong tại thủ đô Jakarta, tỉnh Tây Java, tỉnh Benten và tỉnh Nam Sulawesi do mắc COVID-19. Chỉ riêng thủ đô Jakarta đã ghi nhận 95 ca nhiễm COVID-19 trong đội ngũ nhân viên y tế.
Nhằm ngăn chặn các ca lây nhiễm ngày càng tăng trong đội ngũ nhân viên y tế, cùng ngày, một nhóm gồm 20 tổ chức phi chính phủ đã kêu gọi Chính phủ Indonesia bảo vệ tốt hơn cho những người đang ở tuyến đầu trong cuộc chiến chống COVID-19. Theo đó, 20 tổ chức này đã yêu cầu Jakarta cung cấp đầy đủ trang thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE), như khẩu trang, găng tay, quần áo báo hộ cho nhân viên y tế, đồng thời minh bạch hóa các trường hợp nhân viên y tế tử vong.
Cho tới nay, Bộ Y tế Indonesia vẫn từ chối cung cấp số liệu thống kê về số lượng nhân viên y tế bị lây nhiễm hoặc tử vong do COVID-19.
*****
Cập nhật 6h00 ngày 16/4/2020: Việt Nam thêm 1 ca mắc mới
Bản tin lúc 6h00 ngày 16/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết đã ghi nhận 1 ca mắc mới COVID-19 là bệnh nhân nữ 16 tuổi ở Đồng Văn, Hà Giang. Đến nay, Việt Nam đã ghi nhận 268 ca.
Tổng số ca mắc: 268 trường hợp, trong đó:
- 160 người từ nước ngoài chiếm 59,7%;
- 108 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,3%.
CA BỆNH 268: Bệnh nhân nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam, dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Gia đình bệnh nhân có 3 anh trai làm việc tự do bên kia biên giới.
Ngày 7/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở và được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn.
Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hiện tại bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe cách ly: 68.049, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 471.
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 11.413.
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 56.165.
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19.
- 3 bệnh nhân nặng đang thở máy, lọc máu là:
BN19 và BN161 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2: BN19 đã có tiến triển, dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm;
BN91 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh: không sốt, thở máy, theo dõi rối loạn đông máu - Hội chứng HIT.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 23 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 10 ca.
18h chiều 15/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, số bệnh nhân hiện có vẫn là 267 ca. Cũng trong hôm nay đã có thêm 2 trường hợp khỏi bệnh, nâng tổng số người được chữa khỏi lên 171/267 ca đạt 64%. Trong 267 bệnh nhân, có 160 người từ nước ngoài chiếm 59,9%, 107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,1%.
17h30 Thủ tướng quyết định: Hà Nội, TP HCM và 10 địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4
Chiều 15/4, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp với Ban Chỉ đạo quốc gia và các bộ, ngành, địa phương dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc để đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị 16 và thảo luận các biện pháp thực hiện cách ly xã hội trong giai đoạn tiếp theo.
Sau khi lắng nghe ý kiến Thường trực Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo về việc phân loại nguy cơ dịch bệnh tại các địa phương trên cơ sở các phân tích dịch tễ học, khả năng ứng phó với dịch bệnh… Do đó, Thủ tướng đồng ý chia làm 3 nhóm tỉnh có nguy cơ cao, có nguy cơ và có nguy cơ thấp; thống nhất nhóm này không phải là bất biến và sẽ được xem xét, đánh giá lại.
Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình (Trường Yên), Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Các địa phương này sẽ tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4 tùy tình hình cụ thể và có thể kéo dài hơn nữa nếu tình trạng có lây nhiễm xảy ra.
Các tỉnh thuộc nhóm nguy cơ: Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên - Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước và Đồng Tháp cần có lộ trình thực hiện Chỉ thị 16 và thực hiện nghiêm Chỉ thị 15 căn cứ tình hình thực tiễn đến ngày 22/4.
Nhóm nguy cơ thấp gồm các địa phương còn lại tuy có nguy cơ thấp nhưng khả năng lây nhiễm còn rất cao do đó cần tiếp tục thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ.
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Ngày 15/4/2020, tại Cơ sở cách ly tập trung số 1, Trung đoàn bộ binh 126 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hưng Yên, đã tổ chức tiếp nhận 90 công dân trở về từ vương quốc Anh để thực hiện cách ly, giám sát dịch bệnh Covid-19. Ảnh: Đinh Tuấn - TTXVN
Cập nhật 16h00 ngày 15/4/2020: Kiến nghị tiếp tục cách ly xã hội thêm ít nhất 1 tuần những tỉnh có nguy cơ cao

Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 diễn ra ngày 15/4, Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục thực hiện quy định về cách ly xã hội sau ngày 15/4. Những tỉnh nằm trong nhóm nguy cơ cao, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần.
Tại cuộc họp, trên cơ sở phân tích diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 ở trong nước và trên thế giới, nhờ thực hiện các biện pháp cách ly xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng, chúng ta đã kiểm soát tình hình dịch bệnh.
Tuy nhiên, các ý kiến cũng cho rằng diễn biến dịch bệnh trên thế giới sẽ còn kéo dài. Ở trong nước, diễn biến dịch bệnh và điều kiện giữa các địa phương trong cũng khác nhau. Do đó, chúng ta cần phải vừa chống dịch, vừa phải bảo đảm cuộc sống người dân và các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong điều kiện có dịch.
Chú thích ảnh
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
Tại cuộc họp, Ban Chỉ đạo thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành văn bản chỉ đạo tiếp tục thực hiện quy định về cách ly xã hội sau ngày 15/4.
Ban Chỉ đạo đã bàn thảo chi tiết về việc phân loại mức độ nguy cơ dịch bệnh các địa phương thành 3 nhóm (nguy cơ cao, có nguy cơ và nguy cơ thấp), dựa trên các tiêu chí đã được cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng.
Trong đó có những tiêu chí dễ thấy như: Đầu mối giao thông, mật độ di chuyển, đi lại lớn; có biên giới, nhiều người qua lại biên giới; những điểm trước đây có tiếp xúc rất nhiều với người nước ngoài; mật độ dân cư; mật độ các nhà máy, khu công nghiệp. Đặc biệt là có một nhóm tiêu chí liên quan đến năng lực ứng phó của cấp uỷ, chính quyền khi có ca bệnh, năng lực kiểm soát việc thực hiện các chỉ đạo, chỉ thị, khuyến nghị về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 từ trước đến nay.
Những tỉnh nằm trong nhóm nguy cơ cao, Ban Chỉ đạo kiến nghị tiếp tục thực hiện biện pháp cách ly xã hội như quy định trong Chỉ thị 16 thêm ít nhất 1 tuần.
Ban Chỉ đạo cũng thống nhất sẽ đưa ra những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các tỉnh trong cả nước phải thực hiện nghiêm chỉnh như: Đeo khẩu trang, không tập trung đông người, giữ khoảng cách, bảo đảm vệ sinh dịch tễ… Một số loại hình dịch vụ kinh doanh, vui chơi giải trí chưa được phép hoạt động.
Tuỳ theo điều kiện và mức độ đánh giá nguy cơ của từng địa phương, lãnh đạo tỉnh có thẩm quyền và trách nhiệm quy định các biện pháp bổ sung để vừa bảo đảm phòng, chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.
Đối với những sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội trong trường hợp thật cần thiết thì sẽ được tổ chức theo các hướng dẫn về giám sát y tế để bảo đảm an toàn.
Những địa phương có nguy cơ và nguy cơ thấp, một số hoạt động sản xuất kinh doanh được hoạt động có điều kiện trên cơ sở bảo đảm an toàn vệ sinh dịch tễ…
Đối với hoạt động đi lại, Ban Chỉ đạo thống nhất tuỳ vào mức độ, nguy cơ từng địa phương sẽ có giới hạn cụ thể. Bộ Y tế phối hợp với Bộ Giao thông vận tải sẽ có những quy định cụ thể. Tiếp tục thực hiện các giải pháp ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài.
Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu, thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh, Ban Chỉ đạo cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo lực lượng chức năng tiếp tục xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh, trong đó có việc trích xuất camera để tiến hành xử phạt nguội.
Cập nhật 12h45 ngày 15/4: Thủ tướng yêu cầu không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhất là các biện pháp về hạn chế ra đường, không tập trung đông người, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp.
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo 155/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.
Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều địa phương đã thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tại các Chỉ thị số 15/CT-TTg và 16/CT-TTg, được nhân dân cơ bản ủng hộ và đạt kết quả tốt.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng, đòi hỏi cả nước tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác. Cần thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách trong thời gian ngắn để không phải áp dụng biện pháp phong tỏa trong thời gian dài; tiếp tục quán triệt và thực hiện đầy đủ phương châm chấp nhận hy sinh lợi ích kinh tế, ưu tiên bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Trong một vài ngày qua, tại một số nơi đã có hiện tượng lơi lỏng, tụ tập đông người tại nơi công cộng, mở cửa bán hàng… cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tiếp tục tái diễn. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm, không lơi lỏng các biện pháp cấp bách phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16/CT-TTg, nhất là các biện pháp về hạn chế ra đường, không tập trung đông người, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách tối thiểu khi giao tiếp. Tiếp tục khóa chặt không để nguồn lây xâm nhập qua đường nhập cảnh, thực hiện quyết liệt việc phát hiện, khoanh vùng, cách ly, dập dịch trong nước; các trường hợp nhập cảnh phải được cách ly ít nhất 14 ngày theo đúng quy định.
Riêng về biện pháp cách ly toàn xã hội, Thủ tướng Chính phủ giao Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ phương án về cách ly toàn xã hội sau ngày 15/4/2020.
Thủ tướng Chính phủ giao Ban Chỉ đạo Quốc gia chỉ đạo cụ thể về thành lập, hoạt động của các Đội công tác tăng cường, thực hiện nhanh việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch ở các địa phương.
Cập nhật 11h30 ngày 15/4/2020: Thống nhất đề xuất cách ly xã hội sau 15/4 báo cáo Thủ tướng
Sáng 15/4/2020, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona họp trực tuyến dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo.
Các thành viên Ban Chỉ đạo tiếp tục thảo luận về các diễn biến mới của dịch bệnh COVID-19, tính đến sáng 15/4 Việt Nam đã ghi nhận 267 trường hợp. Đặc biệt, Ban Chỉ đạo đã thảo luận và thống nhất đề xuất giải pháp thực hiện cách ly xã hội sau ngày 15/4 để báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Minh Quyết - TTXVN
9h30 ngày 15/4/2020: Cách ly xã hội trước giờ G
Hôm nay, 15/4 là ngày cuối cùng trong việc thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về giãn cách xã hội phòng chống bệnh COVID -19. Tuy nhiên, thời gian qua đã có tâm lý chủ quan, người dân vẫn “ùa” ra đường, trong khi tình hình dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp. Điều cấp thiết hiện nay là các biện pháp cần tiếp tục áp dụng bao gồm yêu cầu đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà, giữ khoảng cách tiếp xúc, cấm tụ tập đông người...
10 biện pháp đơn giản phòng, chống dịch COVID-19 được Bộ Y tế khuyến cáo
1. Không đi ra ngoài khi không thật sự cần thiết. Không tập trung quá 2 người tại nơi công cộng.
2. Luôn đeo khẩu trang khi đi ra ngoài kể cả khi làm việc; luôn đứng cách xa người khác 2 m.
3. Luôn rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch sát khuẩn, nhất là sau khi sờ tay vào bất cứ vật dụng nào và sau khi gặp, nói chuyện với người khác và khi về nhà.
4. Không bắt tay khi gặp người khác, không đưa tay lên mắt, mũi miệng.
5. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng; giữ ấm vùng ngực cổ, uống nước ấm. Thay quần áo khi về nhà và quần áo thay ra cần được ngâm với xà phòng.
6. Ăn uống đủ chất, ăn chín, uống chín, tập luyện thể thao phù hợp, sinh hoạt lành mạnh. Thường xuyên vệ sinh, giữ thông thoáng nhà cửa, lau rửa các bề mặt hay tiếp xúc.
7. Nếu phải cách ly thì phải ở nhà, hạn chế gặp người trong nhà, thực hiện theo các hướng dẫn cách ly của cơ quan y tế.
8. Không nên đến cơ sở y tế nếu không phải cấp cứu. Hãy hỏi cán bộ y tế bằng điện thoại hoặc qua mạng trước khi muốn đi khám bệnh.
9. Khai báo y tế qua ứng dụng (https://ncovi.vn) cho mình và cho người thân trong nhà; theo dõi sức khỏe hàng ngày và báo ngay cho cơ quan y tế hoặc trên ứng dụng NCOVI.
10. Không mời khách đến nhà và cũng không nên đến nhà người khác. Cuộc sống sẽ còn nhiều dịp để gặp nhau.
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân mắc COVID-19 tới phòng điều trị tích cực tại một bệnh viện ở Vũ Hán, Trung Quốc, nơi khởi phát loại virus chết người
Cập nhật 8h00 ngày 15/4/2020: 1.997.358 người mắc bệnh, 126.565 người đã chết
Theo số liệu thống kê của trang worldometers.info, trong vòng 24h qua, tính tới 8h sáng 15/4 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận thêm 73.421 trường hợp nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 và 6.947 người tử vong.
Tổng số ca mắc bệnh trên toàn cầu đã lên tới 1.997.358 người, trong đó số ca tử vong là 126.565 người. Mỹ tiếp tục là điểm dịch nóng nhất với 26.016 người đã tử vong vì COVID-19, tiếp đó là các nước Italy, Tây Ban Nha, Pháp và Anh. Các nước cũng ghi nhận 478.326 bệnh nhân COVID-19 được điều trị khỏi bệnh, trong khi vẫn còn tới 51.595 người đang trong tình trạng nguy kịch.
Tại Mỹ, tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 trên toàn nước Mỹ đã lên tới 613.624 người, trong đó có 26.016 ca tử vong. Trong 1 ngày qua, nước Mỹ ghi nhận thêm 2.248 ca tử vong và 24.215 ca mắc bệnh mới. Nước này dường như đang tiệm cận giai đoạn đỉnh dịch khi chứng kiến ngày thứ 6 liên tiếp có số ca tử vong do COVID-19 ở mức trên 1.000 người.
Bang New York tiếp tục là nơi bị thiệt hại nặng nề nhất, chiếm trên 48% số ca mắc bệnh của toàn nước Mỹ. Bang New York ghi nhận 671 ca tử vong mới, giảm 87 ca so với 24 giờ trước đó. Đây là mức giảm nhiều nhất trong một tuần dù đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của trên 10.000 người tại bang này. Thống đốc bang New York - ông Andrew Cuomo ngày 14/4 cho biết ông từ chối bất kỳ mệnh lệnh nào của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc mở cửa trở lại nền kinh tế, trước khi tình hình đủ an toàn để thực hiện điều này mà không gây ra nguy cơ khiến dịch bệnh bùng phát trở lại.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/4 tuyên bố ông đã chỉ thị cho chính phủ tạm ngừng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) do cách tổ chức này xử lý đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết WHO đã "thất bại trong chính nhiệm vụ cơ bản của mình và cần phải chịu trách nhiệm".
Italy vẫn là quốc gia châu Âu có số ca tử vong cao nhất vì COVID-19, với 21.067 trường hợp, tăng 602 ca so với ngày 14/4. Tổng số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 tại quốc gia Nam Âu này hiện là 162.448 ca, tăng 2.972 trường hợp. Tuy nhiên, số liệu cho thấy dường như Italy đã qua đỉnh dịch, khi số người chết và mắc bệnh mới đi vào chu kỳ giảm.
Trong khi đó, giới chức y tế cho biết Tây Ban Nha dường như đã vượt qua đỉnh dịch sau khi ghi nhận mức tăng số ca tử vong cao nhất trong ngày (950 ca) vào ngày 2/4 vừa qua. Mặc dù số ca tử vong do COVID-19 ở Tây Ban Nha đã vượt ngưỡng 18.000 người, song số ca nhiễm mới trong ngày giảm xuống mức thấp nhất kể từ khi nước này áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc vào tháng trước.
Nước Pháp trong vòng 24h qua cũng ghi nhận số ca tử vong vì virus SARS-CoV-2 tăng mạnh, với 762 trường hợp. Bộ Y tế Pháp cho biết dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của 15.729 người tại nước này, trong khi tổng số ca mắc bệnh tăng lên 143.303, tăng 6.524 trường hợp so với 1 ngày trước.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã thông báo quyết định kéo dài lệnh phong tỏa toàn quốc đến ngày 11/5. Phát biểu trên truyền hình, ông Macron nhấn mạnh rằng nước Pháp "đang sống trong những ngày khó khăn". Ông thừa nhận rằng Pháp "rõ ràng đã không chuẩn bị đầy đủ" cho đại dịch COVID-19. Tình trạng thiếu khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và gel rửa tay khô vẫn đang tiếp diễn. Tuy nhiên, nỗ lực của toàn xã hội cũng đem đến một số thành công, như số giường hồi sức tích cực đã tăng gấp đôi so với trước, hợp tác tốt trong việc vận chuyển bệnh nhân nặng bằng các phương tiện đặc biệt như trực thăng quân sự, tàu hỏa cao tốc hay xe buýt liên tỉnh, mạng lưới giáo dục trực tuyến hoạt động hiệu quả, tăng cường tình đoàn kết và tinh thần hỗ trợ giữa người dân...
Ban chỉ đạo phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Nga cho biết trong vòng 24 giờ qua nước này ghi nhận thêm 2.774 ca nhiễm - mức tăng cao kỷ lục tính trong 1 ngày. Tổng số ca trên cả nước hiện là 21.102 người. Thủ đô Moskva vẫn là địa phương ghi nhận số ca nhiễm nhiều nhất với 1.489 ca trong một ngày qua, đưa tổng số ca ở thành phố này lên 13.002 ca, trong đó 1.016 người đã khỏi bệnh, 95 người tử vong.
Trong khi đó, cùng ngày Chính phủ Ba Lan thông báo nước này sẽ từng bước dỡ bỏ các biện pháp phong tỏa được áp đặt nhằm kiểm soát đà lây lan của dịch COVID-19 từ ngày 19/4 tới, bắt đầu với việc dỡ bỏ các hạn chế đối với các cửa hàng, trong bối cảnh nước này chuẩn bị tổ chức bầu cử tổng thống qua đường bưu điện vào ngày 10/5 tới.
Tại Nhật Bản, tới 8h sáng 15/4, Bộ Y tế nước này đã ghi nhận thêm 27 ca mới, nâng tổng số ca lên thành 7.645 ca. Đây là con số mới nhất sau một tuần Thủ tướng Shinzo Abe ban bố tình trạng khẩn cấp tại thủ đô Tokyo và 6 tỉnh khác. Tổng số ca tử vong tại Nhật Bản hiện ở mức 143 người, không bao gồm những bệnh nhân từ du thuyền Diamond Princess, bị cách ly ngoài khơi thành phố Yokohama gần thủ đô Tokyo.
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Trong ngày 14/4, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố gia hạn phong tỏa cả nước thêm 21 ngày, đến ngày 3/5, để ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Ấn Độ đến nay đã xác nhận 10.453 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 358 ca tử vong.
Tại khu vực Trung Đông, Bộ Y tế Iran thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 1.574 ca mới, nâng tổng số trường hợp mắc COVID-19 lên 74.877 người. Số ca tử vong là 4.683 ca, trong đó 24 giờ qua là 98 người. Đây là ngày đầu tiên nước này ghi nhận số ca tử vong về mức 2 con số. Cho tới nay đã có tổng cộng 48.129 người bình phục và được xuất viện, trong khi vẫn còn 3.691 ca trong tình trạng nguy kịch. Iran là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch COVID-19 ở khu vực Trung Đông.
Tính tới sáng 15/4, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã có tổng cộng 21.526 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 1.115 trường hợp mắc bệnh mới. Dịch COVID-19 đã khiến 932 người dân ở khu vực này thiệt mạng, tăng 87 trường hợp so với một ngày trước đó. Khu vực ASEAN cũng chứng kiến số bệnh nhân được điều trị thành công tăng lên 5.586 trường hợp.
Trong vòng 24h qua, Thái Lan có số ca mắc COVID-19 mới nhiều nhất khu vực (334 người), trong khi Indonesia tiếp tục là điểm nóng nhất khi ghi nhận 60 ca tử vong mới. Tại ASEAN, Philippines đã vượt qua Malaysia để đứng đầu khu vực về tổng số ca mắc bệnh (5.223).
Trong tình hình đó, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã xúc tiến hai hội nghị quan trọng là Hội nghị trực tuyến Cấp cao Đặc biệt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về COVID-19 và Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN+3 do Việt Nam chủ trì. Hai hội nghị đã thành công tốt đẹp khi các nhà lãnh đạo khu vực ra được các tuyên bố chung nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, tầm nhìn và quyết tâm chung trong nỗ lực ngăn chặn đại dịch COVID-19.
Cập nhật lúc 7h05 ngày 15-4-2020:
Thế giới: 1.997.620 người mắc; 126.596 người tử vong, trong đó:
- Hoa Kỳ: 613.886 người mắc; 26.047 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 174.064 người mắc; 18.255 người tử vong.
- Italy: 162.488 người mắc; 21.067 người tử vong.
- Pháp: 143.303 người mắc; 15.729 người tử vong.
Việt Nam: 267 trường hợp mắc COVID -19. Trong đó, tổng cộng 169 người đã được chữa khỏi.
16 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2 đã được chữa khỏi giai đoạn 1.
153 bệnh nhân mắc COVID-19 tính từ ngày 06/3 đến ngày 14/4 được chữa khỏi giai đoạn 2.
Cập nhật 7h00 ngày 15/4 2020: Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho WHO
Trong cuộc họp báo thường nhật về dịch COVID-19 tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc Tổ chức Y tế Thế giới WHO "quản lý kém và che giấu" cũng như "thông tin sai lệch" về virus corona chủng mới và dịch COVID-19, tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho tổ chức này.
Theo hãng tin Reuters, ông Trump cho biết đã chỉ đạo chính phủ Mỹ phải tạm ngưng tài trợ cho WHO vì tổ chức này đã "thất bại trong việc hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản và cần phải chịu trách nhiệm" cho việc này.
Tổng thống Trump cũng nói thêm rằng chính phủ Mỹ đang tiến hành một cuộc đánh giá về vai trò của WHO trong việc quản lý kém, che giấu và giúp truyền tải những "thông tin sai lệch" về virus corona chủng mới SARS-CoV-2 từ phía Trung Quốc.
Năm 2019, Mỹ là quốc gia tài trợ nhiều nhất cho WHO với số tiền lên đến 400 triệu USD.
Cập nhật 6h00 ngày 15/4/2020
Bản tin lúc 6h00 ngày 15/4 của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đã ghi nhận thêm 1 ca mắc mới COVID-19 ở ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội nâng số ca mắc tại Việt Nam đến nay lên 267 ca.
Theo đó, đến nay tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta là 267 trường hợp, trong đó 160 người từ nước ngoài chiếm 59,9%, 107 người lây nhiễm trong cộng đồng chiếm 40,1%.
CA BỆNH 267: Bệnh nhân nam, 46 tuổi, xóm Hội, Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, là bố của BN 257, chồng của BN 258, có tiếp xúc gần với BN 243 tại nhà ngày 20/3. Ngày 8/4 được cách ly tập trung tại Hà Nội.
Ngày 13/4 bệnh nhân khởi phát với triệu chứng sốt nhẹ, mệt mỏi, đau rát họng, đau người, được lấy mẫu bệnh phẩm.
Xét nghiệm ngày 14/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Hiện bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.
Cảm ơn những anh hùng chống Covid 19, cảm ơn những anh hùng chống covid 19, Tình hình dịch corona tại Việt Nam ngày 15/4, Số ca nhiễm corona ở Việt Nam 15/4, Covid-19
Lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đón công dân từ hàn Quốc về cách ly tại Trung đoàn T14, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Tính đến sáng 15/4, tại ổ dịch thôn Hạ Lôi ghi nhận 13 bệnh nhân mắc COVID-19, gồm các bệnh nhân số 243, 250, 253, 254, 257, 258, 259, 260, 261, 262, 263, 264 và bệnh nhân 267
Bộ Y tế cũng đã cử 4 bệnh viện đầu ngành gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ xét nghiệm COVID-19 cho thành phố Hà Nội
Đã có gần 11.000 người dân thôn Hạ Lôi cũng được lấy mẫu xét nghiệm. Tính đến 12h ngày 14/4, đã có gần 8.100 mẫu có kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2.
Tính đến thời điểm này, tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe, cách ly: 67.835, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 533.
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.573.
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 54.729.
Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, hiện tổng số người bệnh COVID-19 đang điều trị là 97 tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Có cả bệnh viện tuyến Trung ương, Bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện chuyên khoa, bệnh viện tuyến huyện, bệnh viện dã chiến. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định. Có 08 bệnh nhân nặng, trong đó 01 trường hợp chạy ECMO, 2 trường hợp thở máy, 5 trường hợp thở ô xy.
Hiện BN 91 có một số tín hiệu diễn biến lâm sàng khả quan hơn, dù vẫn dương tính với vi rút SARS-CoV-2. Bệnh nhân đã có những tiến triển chậm, hình ảnh XQ phổi có cải thiện; không sốt, thở máy và ECMO, được theo dõi rối loạn đông máu-Hội chứng HIT, bệnh nhân vẫn được kíp bác sỹ bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ điều trị và theo dõi sát sao.
Tại BV bệnh nhiệt đới TW cơ sở 2, hiện có 3 ca nặng được Hội đồng chuyên môn tiếp tục chẩn đoán. Trong đó, BN 20 sau 29 ngày điều trị đã có thời gian phải dùng ECMO, hiện đã có dấu hiệu hồi phục sau ngừng tuần hoàn. Bệnh nhân đã dừng được vận mạch, Glassgow 14 điểm; bệnh nhân tỉnh, gọi giao tiếp được được; dấu hiệu sinh tồn khả quan;
Đối với BN 161, 88 tuổi từ BV Bạch Mai chuyển sang BN đã bị tai biến, xuất huyết não và liệt 1/2 người bên trái, Hội đồng chuyên môn cũng đề nghị xem xét cai máy thở, kiểm soát tăng huyết áp, đái tháo đường cho người bệnh.
Đối với BN 251, 64 tuổi vừa được chuyển lên từ BV ĐK Hà Nam, BN có tiền sử gout nặng, uống rượu, xơ gan. Ca bệnh này đã được hội đồng chuyên mốn tư vấn trao đổi về vấn đề dinh dưỡng, điều trị gout, xơ gan, chống đông….
- Số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với SARS-CoV-2: 13 ca.
- Số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần âm tính với SARS-CoV-2: 08 ca.
Cảm ơnchống dịch COVID-19. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Thảo Nhi


Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và kính mắt Thích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay1,136
  • Tháng hiện tại56,822
  • Tổng lượt truy cập9,189,596
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây