Paul Nguyễn Hoàng Đức |
NGƯỜI CÔNG CHÍNH LÀ THƯỚC ĐO VẠN VẬT
( Viết tặng nhà thơ Đỗ Hoàng, và nhà văn Nguyễn Trường)
Paul Nguyễn Hoàng Đức
Đã khá muộn mằn sau bữa ăn tối quá muộn, nhưng tôi vẫn muốn viết cái gì ý nghĩa trước khi nghỉ, vì ngày mai chủ nhật tôi phải nghỉ đi lễ buộc của đạo Ki-tô, mà để đến thứ hai thì sự kiện nguội đi, vả lại đó là thời gian tôi muốn viết bài đối thoại với các trí thức Việt Nam.
Châm ngôn Latin có câu: “Người nào nhận biết lẽ công chính là thước đo vạn vật!”
Tôi rất vui khi viết về nhiều tác giả Việt, thì đều thấy họ trích dẫn cẩn trọng và tự hào, coi như một thước đo khả tín hàng đầu.
Chúa Jesus cũng dạy: “Ngươi đo thước nào, ta đo trả ngươi bằng thước đó”. Ở đời ta biết chấp nhận người khác thì mới được người khác chấp nhận. Nhưng trên tất cả thước “có đi có lại với nhau” theo lối riêng rẽ đặc thù, thì có thước công lý giành cho tất cả mọi người mà Chúa Trời cũng dạy: “Trước hết hãy tìm lẽ công chính, còn mọi thứ Ta sẽ thêm cho.”
Người Việt lâu nay có thói quen: khen ai như cho, lờ ai như cất lời quí giá, rút cục “khen vờ chê giả”. Tôi đã nói về bổn phận của ngôn từ mà nhà văn Nguyễn Một coi như danh ngôn: “Khi ta giới thiệu ai là thể hiện văn hóa của ta, chứ còn người được giới thiệu chẳng thêm được gì?!”
Vậy thì ta khen hoặc chê ai là nói lên sự thật, chứ không phải cách mặc cả có đi có lại.
Tôi có chút tự hào, vì khi đọc tập thơ “Tâm sự người lính” của Đỗ Hoàng. Tôi đã khen: “Đây là tập thơ phản chiến hàng đầu Việt Nam”. Và nhà thơ Đỗ Hoàng đã khắc ghi. Điều đó rất cần thiết cho mọi người vì lâu nay chúng ta thưởng thức văn chương bằng cảm tính, khen chê nhau bằng hài lòng hay ghét bỏ, không chịu trách nhiệm, lời nói gió bay, nên không tạo cho tác giả được khen hoặc chê bất cứ sự tin cậy nào?!
Người thứ hai, tôi muốn nhắc đến là nhà văn Nguyễn Trường, anh được giải nhất truyện ngắn báo Văn Nghệ 2018, mà lâu nay báo VN không có giải nhất, truyện ngắn của anh được lọt tốp mười trong mấy năm liền, anh đọc chăm chú thiên kinh vạn quyển, và rất biết đánh giá về mình và người khác. Anh bảo với tôi : “Tôi viết văn vẫn kém anh. Truyện “Công chính hay trái tim di trú” của anh còn hay hơn cả “Người thứ 41” của Nga, vì truyện kia chỉ là đấu tranh giai cấp, còn truyện của anh rộng hơn là bàn về công lý.
Nghĩa là Nguyễn Trường rất có tầm nhìn kiến thức cũng như quan điểm rõ ràng về cái mình muốn bày tỏ, chuyên nghiệp, chứ không phải thứ xàng xê à uôm, nói cho qua… Tôi nghĩ đó cũng là kiến thức phổ quát cũng như chuyên môn khi Nguyễn Trường viết văn. Nguyễn Trường đã ra mắt 4 tiểu thuyết, 1 truyện ngắn, 1 chuyên luận, và mới đây tái bản nâng cao cuốn tiểu thuyết “Mộng đế vương”. Tôi viết bài ngắn này tặng anh cũng để chúc mừng và đánh giá tài năng văn chương của anh.
Thưa các bạn, ta sống về nhân cách và trí tuệ thế nào để được người khác đối chiếu mình như đối chiếu vào thước đo công chính, như vậy không tự hào và vui sướng sao?!
Paul Đức 02/3/2019
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Truy??n ng??n c??a ???? Ho??ng H??n th??ng n??y, m??a nh??ng...