“Dich” Vô lối của Mai Văn Phấn

Thứ tư - 17/06/2020 00:12
Mai Văn Phấn trước đây làm thơ tuy không nổi trội nhưng còn đọc được. Sau đó thi theo tân hình thức, theo hậu hậu hiện đại nên viết thành một loại thể mà tôi (Đỗ Hoàng) đặt cho các kiểu viết của nhiều người hiện nay là Vô lối . Thật ra, đó là một thứ bà dằn, tắc tỵ, hủ nút, dở dơi, dở chuột, không hiểu ra làm sao. Tôi đã viết nhiều tiểu luận nói rằng: Bây giờ nhiều kẻ viết yêu cầu người đọc, người thưởng thức thơ ca phải có trình độ văn hóa cao, uyên bác, từng trải, có học vấn thâm hậu. Nhưng thật phi lý là những người viết ra kiểu Vô lối như trên thì trình độ học vấn, trình độ văn hóa lại tầm tầm, thậm chí còn yếu kém nữa
“Dich” Vô lối của Mai Văn Phấn
“Dich” Vô lối của Mai Văn Phấn

     Mai Văn Phấn trước đây làm thơ tuy không nổi trội nhưng còn đọc được. Sau đó thi theo tân hình thức, theo hậu hậu hiện đại nên viết thành một loại thể mà tôi (Đỗ Hoàng) đặt cho các kiểu viết của nhiều người hiện nay là Vô lối . Thật ra, đó là một thứ bà dằn, tắc tỵ, hủ nút, dở dơi, dở chuột, không hiểu ra làm sao. Tôi đã viết nhiều tiểu luận nói rằng: Bây giờ nhiều kẻ viết yêu cầu người đọc, người thưởng thức thơ ca phải có trình độ văn hóa cao, uyên bác, từng trải, có học vấn thâm hậu. Nhưng thật phi lý là những người viết ra kiểu Vô lối  như trên thì  trình độ học vấn, trình độ văn hóa lại tầm tầm, thậm chí còn yếu kém nữa. Vậy, nên xin chuyển bài Vô lối cúa Mai Văn Phấn sau đây ra thơ Việt. Mai Văn Phấn biết làm thơ lục bát thì cũng có thể tự mình chuyển được như tôi.

Nguyên bản:

TẮM  ĐẦU NĂM (1)

thanh tẩy (2)  mãi vẫn không thấy sạch
quay về tắm bằng ngọn đèn

thử đưa bờ vai về phía ánh sáng
rồi cả hai tay
bàn chân, cằm, đầu gối
cả đôi tròng mắt và tiếng ho khan

xối ánh sáng  vào từng góc khuất
gốc khuất  như lò thúc mầm  (3)
như thép nóng đem tôi vào nước
như quả trứng trong ổ đang ấp
rễ thân cành đã chết đâm ngang

tắm gội cho mùa xuân về
vừa lặn vào ánh sáng
vừa gọi thầm ông bà, cha mẹ
cơ thể bốc cao về phía ngọn đèn

vừa xối mạnh, vừa gọi tên em
ánh sáng bồng bềnh, bụng mang, dạ chửa
thử gọi một ai xa lắc, xa lơ
ngọn đèn lặng phắc càng tỏ
càng tỏ

(1) Bài in trên báo Văn nghệ. Tạp chí Nhà văn số 4/ 20011 và trên mạng
(2) Thanh tẩy: Bài này dùng nhiều chữ vô lôi, cảm vô lối, lung tung, lang tang. Lạm dụng từ Hán Việt như thanh tẩy. Trong tiếng Hán thanh có  5 chữ, tẩy có 3 chữ. Thanh ở đây theo nghĩa bài là trong, sạch, tẩy ở đây là rửa, xối. Nếu dùng thuần Việt thì nên viết là rửa sạch.
(3) Lò thúc mầm là lò ươm giống lúa. Các hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc thời thập kỷ 60, 70 thế kỷ trước hay dùng.

“Dịch”

TẮM ĐÂU NĂM

Rửa nhiều nỏ sạch chi mô,
Quay về rủ tóc tắm khô dưới đèn
Nghiêng vai ánh sáng, che đen.
Chân tay, mặt mũi ho hen phơi trần!

Xối vàng thớ thịt, đường gân,
Góc khuất như lẫm thúc mầm đang ươm.
Giống như thép nóng tôi chườm,
Giống như trứng ấp ổ rơm đợi ngày
Giống như chùm rễ chiết cây
Tắm gội cho sạch xuân nay sẽ về.

Lặn vào ánh sáng bùa mê
Gọi thầm cha mẹ, thôn quê, ông bà…
Thân hình bốc lửa chớp lòa
Vừa kỳ cọ, xối gọi òa tên em
Bụng mang dạ chửa, bồng bên
Xa lơ, xa lắc nổi lên ơ hờ
Ngọn đèn lặng phắc như tờ
Càng lay, càng tỏ đôi bờ trần gian!

Hà Nội 28 – 4 – 20011
Đỗ Hoàng


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay4,771
  • Tháng hiện tại19,605
  • Tổng lượt truy cập9,393,772
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây