Tôi hát bài hát về cố hương tôiKhi tất cả đã ngủ sayDưới những vì sao ướt đẫmVà những ngọn gió hoang mê dại tìm vềĐâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bàĐâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêmĐâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất
Nguyễn Quang Thiều: Bài hát về cố hương Kính dâng làng Chùa của tôi
Tôi hát bài hát về cố hương tôi Khi tất cả đã ngủ say Dưới những vì sao ướt đẫm Và những ngọn gió hoang mê dại tìm về Đâu đây có tiếng nói mê đàn ông bên mái tóc đàn bà Đâu đây thơm mùi sữa bà mẹ khe khẽ tràn vào đêm Đâu đây những bầu vú con gái tuổi mười lăm như những mầm cây đang nhoi lên khỏi đất Và đâu đây tiếng ho người già khúc khắc Như những trái cây chín mê ngủ tuột khỏi cành rơi xuống Góc vườn khuya cỏ thức một mình
Tôi hát bài hát về cố hương tôi Trong ánh sáng đèn dầu Ngọn đèn đó ông bà tôi để lại Đẹp và buồn hơn tất cả những ngọn đèn Thuở tôi vừa sinh ra Mẹ đã đặt ngọn đèn trước mặt tôi Để tôi nhìn mặt đèn mà biết buồn, biết yêu và biết khóc
Tôi hát bài hát về cố hương tôi Bằng khúc ruột tôi đã chôn ở đó Nó không tiêu tan Nó thành con giun đất Bò âm thầm dưới vại nước, bờ ao Bò quằn quại qua khu mồ dòng họ Bò qua bãi tha ma người làng chết đói Đất đùn lên máu chảy dòng dòng
Tôi hát, tôi hát bài ca về cố hương tôi Trong những chiếc tiểu sành đang xếp bên lò gốm Một mai đây tôi sẽ nằm trong đó Kiếp này tôi là người Kiếp sau phải là vật Tôi xin ở kiếp sau là một con chó nhỏ Để canh giữ nỗi buồn – báu vật cố hương tôi./. 1991
Bài thơ "Bài hát về có hương" đã được nhà thơ Nhikolai Pereiaxlov dịch sang tiếng Nga: Đỗ Hoàng dịch ra thơ Việt:
BÀI HÁT VỀ QUÊ HƯƠNG
Tôi hát bài hát về quê cũ Khi mọi người đã ngủ lắt lay! Dưới vì sao ướt mơ may Gió hoang mê dại đắm say tìm về
Đâu đây tiếng nói mê giống đực Bên mái tóc sực nức đàn bà Đâu đây mùi sửa thơm xa Khẽ khàng lay động tràn òa vào đêm!
Đâu đây vú tuổi ten phơi phới Mười lăm năm vời vợi nụ hồng Tiếng ho khục khặc lão ông Khô khốc vườn cỏ thức trông một mình!
Tôi hát bài thắm tính quê cũ Ánh đèn dầu hạt đỗ lắt leo Ông bà để lại nhăn nheo Đẹp buồn hơn cả lửa đèo chói chang!
Thuở tôi mới ra ràng trứng nước Mẹ đặt đèn ở trước mặt tôi Để tôi ngước mắt nhìn đời Biết buồn, biết khóc, biết người yêu thương!
Tôi hát mãi bài cố hương tôi hát Khúc ruột tôi đã đặt làm mồ Nó không tiêu hết đi mô Thành con giun đất cứ bò quẩn quanh
Bò âm thầm dưới thành vại nước! Quằn quại bò vườn tược tổ tiên Tha ma kẻ đói chết thiêng Đất đùn lên máu liên miên rỏ ròng!
Tôi luôn hát về dòng quê tổ Những tiểu sành xếp chỗ lò nung Mốt mai tôi sẽ nằm cùng Giờ là người, mai con trùn vất vơ.
Оригинал: Bài hát về cố hương, Nguyễn Quang Thiều (Нгуен Куанг Тхиеу) Перевод с вьетнамского: Николай Переяслов
От мокрых звёзд алмазно блещет мир, в котором тихо спит моя деревня. И влажный свет, как дождь из горних дыр, течёт на поле, крыши и деревья.
Вот в бледном свете спят, в руке – рука, жена и муж, во сне вздыхая тонко. Вот сладковатый запах молока окутал мать и спящего ребёнка.
Вот спит девчонка, не познав пока вкус поцелуя первого при звёздах. Вот слышен хриплый кашель старика, как будто выстрел, расколовший воздух.
Вот спелый плод скользнул в листве, как птица, упав на землю, что без сна томится…
Я в свете лампы молча песнь пою моей родной, стареющей деревне и вспоминаю бабушку свою, что мне светильник подарила древний.
Как греет душу и ласкает взгляд его огонь, что гонит тьму упрямо! Его впервые много лет назад передо мной зажгла однажды мама…
Я о деревне песнь свою пою, с которой связан вечной пуповиной. Здесь смерть и горе пронеслись лавиной, седой до срока сделав мать мою.
Я славлю в песне свой родимый край, и против воли думаю украдкой, что и при жизни он мне был, как рай, и после смерти будет лечь тут сладко…
Я – человек. Я жив ещё. Однако наступит время облик свой менять. Пусть в новой жизни стану я – собакой, чтобы мою деревню охранять.
Тогда, любовью давней окрыляем, я всех врагов поразгоняю лаем!
(Theo nguồn: http://konkurs.itrex.ru/2011/work/378 Các bạn có thể đọc những lời bình luận trực tuyến về bài thơ và bản dịch tại đây) Nga “Đất không phải đất quê mình” “В поле, ручьями изрытом” Thơ » Nga » Aleksandr Tvardovsky “В поле, ручьями изрытом” В поле, ручьями изрытом, И на чужой стороне Тем же родным, незабытым Пахнет земля по весне.
Полой водой и нежданно - Самой простой, полевой Травкою той безымянной, Что и у нас под Москвой.
И, доверяясь примете, Можно подумать, что нет Ни этих немцев на свете, Ни расстояний, ни лет.
Можно сказать: неужели Правда, что где-то вдали Жены без нас постарели, Дети без нас подросли?..