Nhà thơ Đỗ Hoàng

Thứ sáu - 16/09/2022 10:09
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Lts: Đỗ Hoàng sinh năm 1948, quê quán Thôn Thuận Trạch, xã Mĩ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ học trường làng, lớn lên học cấp1, cấp2, cấp 3 ở huyện nhà. Tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10) địa phương bắt buộc về bổn quán lao động cải tạo vì bố đẻ và 4 bác ruột đi lính Pháp.( Mặc dầu 5 người đều có công diệt chủ nghĩa phát xít – Chiến dấu chống quân Đức 1940 - 1945). Sau thời gian lao động cải tạo được trên cho đi học đại học ngoại ngữ tiếng Pháp. Đỗ Hoàng thông thạo các ngoại ngữ: Trung, Nga, Anh, Pháp, biết vài tiếng sắc tộc
Nhà thơ Đỗ Hoàng
NHÀ THƠ ĐỖ HOÀNG
Lts: Đỗ Hoàng sinh năm 1948, quê quán Thôn Thuận Trạch, xã Mĩ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thuở nhỏ học trường làng, lớn lên học cấp1, cấp2, cấp 3 ở huyện nhà. Tốt nghiệp cấp 3 (lớp 10) địa phương bắt buộc về bổn quán lao động cải tạo vì bố đẻ và 4 bác ruột đi lính Pháp.( Mặc dầu 5 người đều có công diệt chủ nghĩa phát xít – Chiến dấu chống quân Đức 1940 - 1945). Sau thời gian lao động cải tạo được trên cho đi học đại học ngoại ngữ tiếng Pháp. Đỗ Hoàng thông thạo các ngoại ngữ: Trung, Nga, Anh, Pháp, biết vài tiếng sắc tộc…Nhưng lại bị đưa về học Cao đẳng Sư phạm khoa Toán Lý dạy cấp 2. Năm 1971 nhập ngũ vào quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu ở chiến trường A,B,C. Sau giải ngũ về học lại đại học. Từng làm tạp chí Diễn đàn Văn nghệ, tạp chí Nhà văn…
  Đỗ Hoàng văn chương chính thống xếp loại đội sổ. Mười năm Thơ Vô lối lên cầm chịch, Đỗ Hoàng không được một một tờ báo nào in bài! Chỉ Phạm Tiến Duật ưu ái nói  “trong 50 văn sĩ Việt có Đỗ Hoàng”.
 Bù lại, rượu bầu và anh em tôn vinh thì Đỗ Hoàng có trên 20 danh hiệu sáng giá : “Anh hùng bậc nhất giữ gìn sự trong sáng Thơ Việt (Triệu Lam Châu), Đỗ Hoàng sánh với Đỗ Phủ (Dương Thuấn), Tam Kiệt văn chương Việt (Nguyễn Hoàng Đức), Đệ nhất thơ Việt (Nguyễn Tùng Linh), “Bậc nhất về Thơ và phê bình Thơ – Nguyễn Hoàng Đức), Thánh Thí ( Mai Liễu, Bao Thang, Loa Dieu, Trần Chấn Uy…), Thiên tài Thơ Việt (Nguyễn Khôi)…
Đỗ Hoàng làm 3 việc sau đây thì thì chỉ có Thánh nhân mới làm được!
  Phóng tác 金雲翹傳 Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Nhân ra thơ Việt (6122 câu thơ lục bát) làm hay cho Kim Vân Kiều truyện.
 Dịch thơ Lý Bạch làm cho thiên tài Lý Bạch hay hơn.
Hay câu dịch tuyệt phẩm:
洗兵條支海上波,
放馬天山雪中草
Tẩy binh Điều Chi  hải thượng ba,
Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo.
Nghĩa:
Nước Điều Chi rửa giáo gươm trên sóng biển
Dong ngựa về núi Thiên Sơn cho ăn cỏ tuyết
         
Đỗ Hoàng dịch thơ Lý Bạch:

Rửa gươm trong sóng bể bể dâu
Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn!
3, Sửa một chữ cho Tố Hữu để Tố Hữu thành Thi hào. Việc làm này nhà thơ tài danh Trần Chấn Uy cùng thời tôn vinh: “Chí phải! Đỗ Hoàng là bậc Thánh Thi”
                     vannghecuocsong.com
Lý Bạch 
CHIẾN THÀNH NAM
Nguyên bản:
 戰城南
李白
戰城南

去年戰,桑乾源。
今年戰,蔥河道。
洗兵條支海上波,
放馬天山雪中草。
萬里長征戰,
三軍盡衰老。
匈奴以殺戮為耕作,
古來唯見白骨黃沙田。
秦家築城避胡處,
漢家還有烽火燃。
烽火燃不息,
征戰無已時。
野戰格鬥死,
敗馬號鳴向天悲。
鳥鳶啄人腸,
銜飛上挂枯樹枝。
士卒塗草莽,
將軍空爾為。
乃知兵者是兇器,
聖人不得已而用之。
Chiến thành nam
Khứ niên chiến, Tang Càn nguyên,
Kim niên chiến, Thông Hà đạo.
Tẩy binh Điều Chi  hải thượng ba,
Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo.
Vạn lý trường chinh chiến,
Tam quân tận suy lão.
Hung Nô dĩ sát lục vi canh tác,
Cổ lai duy kiến bạch cốt hoàng sa điền.
Tần gia trúc thành bị Hồ Xứ,
Hán gia hoàn hữu phong hỏa nhiên.
Phong hỏa nhiên bất tức,
Chinh chiến vô dĩ thì.
Dã chiến cách đấu tử,
Bại mã hào minh hướng thiên bi.
Ô diên trác nhân trường,
Hàm phi thướng quải khô thụ chi.
Sĩ tốt đồ thảo mãng,
Tướng quân không nhĩ vi.
Nãi tri binh giả thị hung khí,
Thánh nhân bất đắc dĩ nhi dụng chi.

Dỗ Hoàng dịch nghĩa:
CHIẾN THÀNH NAM – KHÚC HÁT CŨ
Đầu sông Tang Càn, năm ngoái vừa  đánh nhau .
Năm nay lại đánh nhau tại miền sông Thông Hà
Nước Điều Chi rửa giáo gươm trên sóng biển
Dong ngựa về núi Thiên Sơn cho ăn cỏ tuyết
Đánh nhau dai dẳng bên ngoài muôn dặm
Hết thảy ba quân đều ốm và già yếu
Rợ Hồ thì lấy sự giết chóc thay cho việc cày bừa
Từ xưa chỉ thấy xương trắng trên cánh đồng cát vàng
Nhà Tần xây thành phòng ngự giặc Hồ,
Nhà Hán đốt lửa hiệu còn cháy rực.
Lửa báo động cháy không hề tắt,
Chiến chinh chẳng bao giờ ngừng.
Kẻ tử trận trong cuộc đánh giáp la cà nơi đồng nội
Ngựa thua trận nhìn trời hí vang thảm thiết
Diều quạ mổ ruột người
Ngậm tha bay treo lơ lững trên cây khô
Lính hèn chết vuì trên đồng cỏ,
Tướng quân một mình thơ thẩn lơ láo.
Mới biết rằng binh đao là rất nguy hiểm,
Thánh nhân bất đắc dĩ mới dùng đến.
     (Năm 747)
Đỗ Hoàng dịch thơ:
CHIẾN THÀNH NAM
Sông Tang Càng đánh nhau năm ngoái,
Miền Thông Hà nay lại giết nhau
Rửa gươm trong sóng bể bể dâu
Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn!
Đánh nhau mãi oán hờn còn mãi.
Ba quân tàn bại hoại xác xơ
Hung Nô quên cả cày bừa
Xương phơi trắng cát từ xưa vẫn còn
Nhà Tần xây thành phòng rợ dữ,
Nhà Hán kia đốt lửa đêm đêm
Đêm đêm lửa điếm đốt lên
Chiến tranh dai dẳng chất trên kiếp người!
Kẻ bị giết đầy nươi đồng nội
Ngựa hí buồn vọng tới trời xanh
Quạ diều rỉa thị lương nhân
Thịt xương lủng lẳng treo cành cây khô
Lình hèn chết chỏng chơ cỏ rả
Bại tướng sầu tơi tả đao cung
Binh đao ác độc vô cùng
Thánh nhân cực lắm mới dùng ai ơi!
Cao điểm chốt 176, biên giới Việt – Lào năm 1972
Đ - H





 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay1,511
  • Tháng hiện tại57,197
  • Tổng lượt truy cập9,189,971
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây